TOP 4 NGÀNH ĐÀO TẠO TẠI SAIGONACT CÓ NHU CẦU NHÂN LỰC CAO TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI
TOP 4 NGÀNH ĐÀO TẠO TẠI SAIGONACT CÓ NHU CẦU NHÂN LỰC CAO TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI
Hiện nay, nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề tại Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường cho mỗi ngành mà yêu cầu về nhân lực có sự khác biệt giữa các ngành. Tuy nhiên, các ngành đều có nhu cầu chung về nhân lực có chất lượng và tay nghề cao.
Đối với các bạn học sinh, đây là thử thách khi phải lựa chọn ngành học phù hợp cho quá trình xin việc sau khi tốt nghiệp.
Về phía phụ huynh thì đây cũng là giai đoạn thách thức khi phải lựa chọn cho con mình môi trường học tập tốt và chương trình đào tạo chất lượng cao.
Chính vì thế, câu hỏi học ngành nghề nào vẫn luôn là câu hỏi được nhiều phụ huynh và học sinh đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu Top 5 ngành nghề hiện đang và sẽ tiếp tục là ngành nghề ‘hot’ trong tương lai.
1. Ngành công nghệ thông tin
Với sự bùng nổ của CMCN 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, công nghệ điện tử thì Việt Nam là một những nước có tốc độ hòa nhập rất nhanh so với các nước khác. Cụ thể, Cục trưởng Cục Viễn thông Hoàng Minh Cường cho biết Việt Nam là 1 trong top 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới. Điều đó cho thấy tiềm năng lớn của ngành công nghệ thông tin với số lượng người dùng rất lớn.
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu người dùng vẫn chưa đủ và một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là nhân lực không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực TP.HCM, thì chỉ có 15% lượng sinh viên ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Thêm vào đó, báo Thanh Niên chỉ ra đến hết năm 2020-2021, số lượng nhân lực cần cho ngành CNTT lên đến 500.000 người và vẫn thiếu hụt 200.000 người.
Mặc dù các vị trí như lập trình viên, kỹ sư mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế không gian mạng, an ninh mạng được mời gọi với mức lương hấp dẫn từ 15-28 triệu đồng/tháng thì các doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với thử thách về nhân lực khi số lượng nhân lực có chất lượng cao cho ngành này còn thấp.
2. Ngôn ngữ Anh
Tiếng Anh giờ đây là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng hầu hết tại các nước, là ngôn ngữ liên lạc giữa các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới. Không những thế, đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong hồ sơ xin việc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, Tiếng Anh đã trở thành một phần không thế thiếu, việc ứng dụng tiếng Anh trong các ngành nghề là yêu cầu tối thiểu khi nộp đơn ứng tuyển vào các công ty hàng đầu. Tiếng Anh còn trở thành chiếc cầu nối đưa đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên trong các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, sư phạm ngoại ngữ, marketing, dịch thuật.
3. Quản trị Kinh doanh
Đây luôn là ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động, đầy nhiệt huyết với những vị trí quản lý, phát triển doanh nghiệp, tổ chức. Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của nước ta không ngừng phát triển. Theo Trung tâm Dự báo việc làm, Việt Nam có hơn 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng doanh nghiệp khổng lồ càng tăng mạnh trong thời gian tới sẽ tạo nên nhu cầu nhân lực rất lớn cho thị trường. Đây sẽ là cơ hội cho các bạn khẳng định bản thân qua các vị trí công việc như quản lý, quản lý nhân sự, bộ phận logistics, marketing. Đây sẽ là công việc thích hợp với các bạn có đam mê trong công việc quản lý, xây dựng chiến lược hay khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
4. Ngành du lịch và quản lý nhà hàng khách sạn
Dải đất hình chữ S đang là điểm đến lý tưởng của du khách nước ngoài. Đặc biệt sau thời gian bị ngưng trệ vì đại dịch Covid-19. Đây sẽ là ‘cơ hội vàng’ cho ngành dịch vụ Việt Nam phát triển mạnh sau khi đại dịch được kiểm soát. Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam (VITA) cho biết, đây sẽ là giai đoạn chuẩn bị phục hồi cho ngành du lịch Việt Nam để ‘phá băng’ khi đại dịch được kiểm soát. Trong đó, nhân lực sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để đáp ứng được nhu cầu lớn của thi trường trong tương lai gần.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hàng năm Việt Nam cần đến 40.000 lao động nhưng số lượng sinh viên ra trường chỉ đáp ứng khoảng 15.000 người/năm (12%) có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Thêm vào đó, hiện Việt Nam có khoảng 1,3 triệu lao động ngành du lịch nhưng chỉ có 42% đã qua đào tạo chuyên môn. Qua đó, chúng ta có thể thấy được nhu cầu rất cao từ thị tường và doanh nghiệp ngành du lịch.
Với các vị trí công việc như hướng dẫn viên du lịch, quản trị khách sạn, nhân viên tiếp tân, quản lý tour sẽ thích hợp với các bạn thích làm việc trong môi trường năng động, được tiếp xúc với nhiều người và có sở thích học hỏi, tìm tòi, khám phá.