Theo Chương trình Dự báo nhân lực của Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế Quốc tế, dự báo giai đoạn 2020-2025, nhu cầu nhân lực ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam tăng 20%/năm. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực ngành tài chính - ngân hàng đến năm 2025 chiếm tỷ trọng 5% trên tổng số việc làm cần tuyển hàng năm (khoảng 15.000 lao động) trong đó trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 80,4% nhu cầu tuyển dụng.
Tài chính ngân hàng được xem là một trong những ngành đặc thù quan trọng và đầy tiềm năng của nền kinh tế. Học và làm việc trong môi trường năng động, nhiều thử thách với mức lương hấp dẫn của ngành Tài chính ngân hàng đang là mơ ước của nhiều bạn trẻ.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Tài chính ngân hàng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành ngân hàng và những kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
NỘI DUNG ĐÀO TẠO
Sinh viên có kiến thức chuyên ngành về tiền tệ - ngân hàng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: công ty chứng khoán, công ty tài chính,… và kiến thức về các hoạt động tài chính công ty, cụ thể:
- Thực hành các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại như: nghiệp vụ huy động vốn; nghiệp vụ thẩm định tín dụng và các công cụ cơ bản để kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng khi cho vay; nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, …
- Ứng dụng kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán vào phân tích và đầu tư chứng khoán; nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán; nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư, thị trường phái sinh,…
- Ứng dụng kiến thức chuyên môn để có thể phân tích – hoạch định và dự toán tài chính; phân tích và đánh giá hiệu quả và rủi ro của một dự án đầu tư; khả năng thống kê, phân tích và thẩm định các dự án đầu tư tài chính; phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh khác,…
- Kỹ năng giải quyết hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng; xử lý chứng từ và hạch toán; có khả năng tiếp cận nhanh chóng phần mềm giao dịch của các ngân hàng thương mại; có thể đọc, hiểu, xử lý và lập các chứng từ thương mại và chứng từ thanh toán trong thanh toán xuất nhập khẩu,…
- Kỹ năng tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán; kỹ năng phân tích và đầu tư chứng khoán; kỹ năng môi giới và tư vấn chứng khoán.
- Kỹ năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính của các công ty; kỹ năng tổ chức, huy động và xây dựng cơ cấu vốn tối ưu; kỹ năng thiết lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư.
- Kỹ năng văn phòng: sử dụng thành thạo vi tính văn phòng (soạn thảo văn bản, hợp đồng, tờ trình, báo cáo, đề án,…; xử lý số liệu bằng các công cụ phân tích, thống kê dữ liệu; sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác tại đơn vị; tìm kiếm thông tin trên internet…), lưu trữ tài liệu…
- Có khả năng làm việc độc lập, văn hoá ứng xử giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm và có khả năng thuyết trình, diễn thuyết,…
TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP
Nhiệm vụ chính của người làm về tài chính là đảm bảo tất cả các hoạt động cho toàn hệ thống được vận hành liên tục. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như:
- Nhà tư vấn tài chính: bạn có thể làm chuyên viên tại các ngân hàng, các công ty tài chính. Sử dụng kiến thức về kinh tế, tài chính để tư vấn cho khách hàng nhằm đáp ứng các mục tiêu về ngắn hạn cũng như dài hạn mà doanh nghiệp đề ra.
- Nhân viên kế toán: nhắc đến kế toán thì dường như ai ai cũng hình dung được công việc mình sẽ thực hiện chính là quản lý chi tiêu, đánh giá và lên kế hoạch chi tiết chi tiêu trong doanh nghiệp của mình.
- Nhân viên kiểm toán: ở vị trí này bạn sẽ là người kiểm tra, phân tích, đánh giá các thống kê của kế toán. Để đưa ra được báo cáo tài chính chi tiết và chuẩn xác nhất.
- Nhân viên tư vấn tài chính: với vị trí công việc này bạn có thể làm việc tại phòng tư vấn tài chính hoặc các công ty trong lĩnh vực tư vấn tài chính. Nhằm cung cấp cho khách hàng thông tin chuẩn xác và đúng đắn nhất khi thực hiện đầu tư về lĩnh vực tài chính.
- Nhân viên ngân hàng: ngoài việc tư vấn các dịch vụ về ngân hàng, bạn cần phải tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến tài chính, đầu tư.
- Chuyên viên thanh toán quốc tế.
TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO
NĂM 1: Học kỳ 1 -> Học kỳ 3 Các môn học cốt lõi cần thiết cũng như các môn học thực tế liên quan đến ngành Tài chính ngân hàng như: | NĂM 2: Học kỳ 4 -> Học kỳ 6 Phát triển kiến thức của mình trong các lĩnh vực chuyên môn. Bên cạnh đó sinh viên sẽ thực tập và làm đề án tốt nghiệp, như: |
---|
- Nhập môn ngành Tài chính- Ngân hàng
- Lý thuyết tài chính tiền tệ
- Kinh tế lượng
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô
- Nghệ thuật lãnh đạo
- Thuế
| - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (cơ bản – nâng cao)
- Kế toán ngân hàng
- Tài chính doanh nghiệp
- Tài chính cá nhân
- Thị trường tài chính
- Quản trị rủi ro tài chính
- Thực tập chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
- Khởi sự kinh doanh
- Khóa luận tốt nghiệp
| |
|
---|
Nhận xét về khóa học