Nội dung học tập ngày 3:
Sau bữa ăn sáng ăn buffet tại khách sạn, đoàn nhanh chóng trả phòng và hành quân về Buôn Đôn. Buôn Đôn là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk và tên gọi này trong tiếng dân tộc Ê đê hay M'Nông mang ý nghĩa là “Làng Đảo”. Theo tương truyền, xưa kia địa danh này là nơi khởi nguồn hoạt động săn bắt và thuần dưỡng voi rừng vẫn được người Tây Nguyên duy trì đến ngày nay. Bởi vậy, khi đến đây, chắc chắn bạn sẽ được lắng nghe những câu chuyện cổ thú vị mà người dân kể lại.
Đầu tiên đoàn ghé thăm và nghe HDV du lịch bản địa giới thiệu về ngôi nhà sàn cổ ở Buôn Đôn, hay còn gọi là Bản Đôn (thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) là một điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách tới đây. Buôn Đôn là địa danh nổi tiếng khắp khu vực Đông Nam Á về nghề săn và thuần dưỡng voi rừng. Ngôi nhà này là của Y Thu Knul (1828 -1938), được mệnh danh là ông tổ nghề săn voi, người đã có công khai phá, mở đất, lập ra vùng Buôn Đôn và được nhân dân kính trọng tôn làm tù trưởng.
Trong cuộc đời mình, ông đã săn bắt và thuần dưỡng được gần 500 con voi rừng. Y Thu Knul có bố là người Lào di cư tới vùng đất này, lấy mẹ ông là người M’Nông. Ngôi nhà cổ ở Buôn Đôn của ông được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, theo kiến trúc chùa tháp của Lào - Thái, có 3 gian song song liền kề, khởi công từ tháng 10/1883 và hoàn thành tháng 2/1885.
Tiếp đó đoàn ra thực địa tham quan khu nhà mồ ghé thăm Mộ Vua săn voi, một chứng tích bất biến của quá trình hình thành và phát triển của vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
Đặc điểm của mộ vua săn bắt Voi là lăng mộ của một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp vùng kính phục, người đã khai sinh ra Buôn Đôn, có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nơi đây.
Cầu treo Buôn Đôn bắc ngang qua dòng sông Sêrêpốk dài cả gần cây số, được gắn kết chắc chắn từ chất liệu tre nứa song mấy có gia cố thêm cáp sắt để chắc chắn. Điểm độc đáo của cây cầu này chính là được gắn vào cây gừa (cây si) cổ thụ với tán cây rộng trùm kín cả một phần cầu treo, và bên dưới là những đoạn rễ cây tạo nên nhiều hình thù rất lạ mắt.
Để vào được Bản Đôn, đoàn đã hồi hộp đi qua những chiếc cầu treo này, bước chân trần trên những ống tre nứa mát lạnh, trải nghiệm cảm giác chòng chành, lắc lư vừa có chút lo lắng, lại vừa thích thú vô cùng.
Cuối cùng đoàn thăm và gặp gỡ vui chơi cùng những chú voi Bàn Đôn ở Đảo Voi. Mọi người vui vẻ mau những bó mía tươi ngon cho voi ăn, cùng vui chơi với voi, chụp ảnh cùng voi, vuốt ve những chú voi khôn ngoan, hiền từ và tình cảm.
Trong quá trình tham quan và trải nghiệm, các sinh viên trong đoàn đã kết hợp thực tế để vào vai của một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
Đó là một sự học tập nghiêm túc và lí thú.
Buổi chiweefu đoàn tạm biệt những chú voi Bản Đôn để di chuyển vè TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Tối đoàn nghỉ lại khách sạn Hồng Tâm, 12D Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP Đà Lạt.
THÔNG TIN TUYỂN SINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
Địa chỉ: 70 Tân Thới Nhất 8, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM
Hotline: 02835350271 - 0911201940 - 0903082990
Email: tuyensinhsaigonact@saigonact.edu.vn
#SAIGONACT #caodangvanhoanghethuatvadulichsaigon
H.T.S
Nhận xét về khóa học