TỤC LỆ CÚNG ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI CUỐI NĂM 23 THÁNG CHẠP – Saigonact
  • 70 Tân Thới Nhất 8, P. Tân Thới Nhất, Q. 12 , TPHCM
  • 02835350271 - 0911201940-0903082990
  • tuyensinhsaigonact@saigonact.edu.vn

TỤC LỆ CÚNG ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI CUỐI NĂM 23 THÁNG CHẠP

Đăng bởi Saigonact Ngày đăng: 13/01/2023

Tục lệ cúng đưa ông Táo về trời đây là một trong những nét đẹp của phong tục Việt vào những ngày cuối năm chuẩn bị đón chào một năm mới. Mỗi phong tục đều có một nét đặc trưng riêng và ý nghĩa riêng, đây cũng là một trong những văn hóa mang nét riêng của Việt Nam. Mỗi người có một cách cúng bái khác nhau, tuy nhiên chung quy lại dù là bài cúng đưa ông táo về trời có ra sao thì chúng ta đều mong muốn một năm may mắn, mưa thuận gió hòa.

Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo

Đây là một phong tục được nằm trong những việc làm để chuẩn bị cho Tết đến xuân về của người dân Việt. Đã nói đến Tết Việt thì không ai quên được ngày đưa ông Táo quen thuộc là việc làm phải thực hiện hằng năm.

Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu được về nguồn gốc thực sự của việc làm mang tính phong tục này được duy trì đến tận hôm nay là từ đâu.

Truyện xưa ông bà ta kể lại có một đôi vợ chồng tên là Thị Nhi và Trọng Cao, vì chung chăn gối lâu năm mà chưa có được người con nào, bên sinh ra chán nản. Vì chuyện nhỏ nhặt mà Trọng Cao đã đuổi Thị Nhi ra khỏi nhà. Sau thời gian lang bạc thì Thị Nhi đã gặp được Phạm Lang và nên duyên chồng vợ.

Hẳn đó một thời gian sau, vì hiểu được cái sai của mình và nhớ vợ nên Trọng Cao lên đường tìm vợ nhưng bật vô âm tính, gạo thì hết, tiền thì không, hoàn cảnh đẩy đưa Trọng Cao phải xin ăn để sống qua ngày, một ngày nọ anh đã gặp lại được Thị Nhi, cô chỉ muốn đưa anh về nhà để tặng gạo nhưng đúng lúc chồng lại về tới nhà nên Thị Nhi bèn dấu Trọng Cao sau đống rơm. Ai ngờ đêm đến Phạm Lang nổi lửa đốt đi đống rơm đó, vì sợ Trọng Cao chết mà Thị Nhi không ngần ngại nhảy vào lửa đỏ, Phạm Lang cũng vì thương vợ mà nhảy theo. Vì thấy được tấm lòng tình nghĩa của 3 người mà Ngọc Hoàng đã xem xét phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân.

Ngọc Hoàng giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn Thị Nhi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Và truyền thuyết về Ông táo cũng từ đây mà ra, mỗi năm các ông và bà táo về chầu Ngọc Hoàng một lần để báo cáo chuyện trong nhà ở nhân gian.

Ngày đưa Ông Táo về trời là vào ngày nào?

Ông Táo về trời là một phong tục được có từ lâu đời của Việt Nam ta, được diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm. Vào ngày này mọi người sẽ tất bật chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho một mâm cúng hoàn chỉnh và đưa ông về trời để chầu Ngọc Hoàng, báo cáo về một năm qua ở trần gian gia đạo đã gặp phải những chuyện gì và những chuyển biến trong gia đình của con người.

Ý nghĩa ngày ông Công, ông Táo

Người đời quan niệm rằng một năm mới được bắt đầu bằng Tết nguyên đán và sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng chạp âm lịch hằng năm. Vào ngày này thì người ta sẽ làm lễ vật long trọng để đưa ông về trời làm sứ mệnh báo cáo với Ngọc Hoàng và đến đêm 30 tết sẽ rước ông về cùng gia đình chào đón năm mới.

Với những chia sẽ về nguồn gốc cũng như nghi lễ về Tục lệ cúng đưa Ông Táo về trời vào ngày cuối năm, hi vọng sẽ là thông tin bổ ích và giữ gìn phong tục đẹp đẽ này của Việt Nam ta.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN

● Thông tin chi tiết liên hệ và nộp hồ sơ tại: Trung tâm Tuyển sinh – Truyền thông – Quan hệ doanh nghiệp.

● Địa chỉ: Số 70 Tân Thới Nhất 8, Khu phố 5, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM.

● Hotline: 0914 411 012

● Email: tuyensinh@saigonact.edu.vn

● Điện thoại: 028 3883 1796

● Đăng ký xét tuyển: https://xettuyen.saigonact.edu.vn

N.T.L